Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013




Bài 9. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Ngô Văn Truyn
Mục tiêu bài giảng
1- Trình bày được dịch tể học đái tháo đường ở Việt nam và thế giới
2- Trình bày được các đặc điểm chính của đái tháo đường type 1 &2
3-  Phân tích được các xét nghiệm chính để chẩn đoán đái tháo đường
4- Liệt kê được các tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường và tiền đái tháo đường
5- Mô tả được các biến chứng muộn thường gặp của đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh mãn tính đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mãn tính cùng các rối loạn chuyển hoá đường, đạm, mở, chất khoáng do thiếu hụt Insulin tương đối hoặc tuyệt đối.
1- Dịch tể học
Bệnh đái tháo đường đang là vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng ở các nước phát triển và những nước đang phát triển. Những nghiên cứu về dịch tể đã chứng minh sự phổ biến của bệnh đái tháo đường và vai trò quan trọng của nó trong tỉ lệ bệnh tật và tử vong. Đái tháo đường gây tổn thất lớn cho xã hội không chỉ về mặt chi phi phí điều trị bệnh và các biến chứng mà còn do sự tàn phế do bệnh gây ra cho bệnh nhân như mù, đoạn chi, bệnh tim mạch ... Theo số liệu dịch tể học năm 1993 ở Mỹ có khoảng 7,8 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, tỉ suất cho mọi lứa tuổi khoảng 3,1 %, tăng gấp 3 lần so với tỷ lệ mắc bệnh vào năm 1958. Tại châu Âu tỉ suất bệnh đái tháo đường cao như  ở Mỹ chủ yếu là đái tháo đường type 2. Tần suất bệnh đái tháo đường gia tăng theo tuổi.
Tại Việt nam điều tra năm 1991-1992 tại Hà Nội tỉ lệ đái tháo đường khoảng 1,1 %, Huế 0,96 %, thành phố Hồ Chí Minh 2,52%. Theo nhóm nghiên cứu của bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội thực hiện năm 2000 tỉ lệ đái tháo đường tại Hà Nội  là 3,62 %.
Chẩn đoán và điều trị đái tháo đường sớm rất quan trọng để phòng ngừa biến chứng vi mạch và tử vong sớm.
2- Sinh lý bệnh (Xem phần sinh lý bệnh)
3- Phân loại đái tháo đường theo nguyên nhân (1997)
1-     Đái tháo đường type 1                Đái tháo đường type 2
2-     Các type đặc biệt khác
+ Giảm chức năng tế bào bêta do khiếm khuyết gien
+ Giảm hoạt tính Insulin do khiếm khuyết gien
+Bệnh lý ngoại tiết tuỵ:
            - Viêm tuỵ                         -  Chấn thương / cắt tuỵ
- Ung thư                           -  Xơ kén tuỵ
- Bệnh nhiễm sắc tố sắt     -  Bệnh tuỵ sơ sỏi
- Loại khác                        
            + Bệnh nội tiết:
                        - To đầu chi                        - Hội chứng Cushing
                        - U tiết glucagon                 - U tuỷ thượng thận tăng tiết        
                                                                   catecholamin
                        - Cường giáp                      - U tiết somatostatin
                        - U tiết aldosteron              - Loại khác
            + Tăng đường huyết do thuốc, hoá chất
                        - Vacor                               - Pentamidin
                        - Acid nicotinic                  - Corticoid
                        - Hormon tuyến giáp          - Diazoxid
                        - Thuốc đồng vận giao cảm bêta
                        - Thiazid                             - Dilantin
                        - Interferon alpha                - Loại khác
            + Các kháng thể thường gặp của đái tháo đường qua trung gian 
              miễn dịch
            + Một số bệnh gien đôi kết hợp với đái tháo đuờng
                        - Hội chứ ng Down             - Hội chứng Klinefelter
                        - Hội chứng Turner             - Hội chứng Wolfram
                        - Porphyria ....
4- Đái tháo đường type 1 (Đái tháo đường phụ thuộc Insulin)
Bệnh đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 7 % bệnh nhân đái tháo đường ở Mỹ, thường khởi bệnh ở tuổi < 30, các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. 
Ở giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu Insulin tuyết đối  gây tăng đường huyết và nhiễm ceton.
Tăng đường huyết đưa đến tăng áp lực thẩm thấu máu, khi vượt ngưỡng thận sẽ có đường trong  nước tiểu, đa niệu thẩm thấu làm bệnh nhân mất nước và điện giải.
Tiểu nhiều là triệu chứng thường có cả 2 type đái tháo đường, lượng nước tiểu thường 3- 4 lít hoặc hơn nửa trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng. Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Áp lực thẩm thấu tăng gây khát nước, mờ mắt.
Sụt cân: Bệnh nhân thường sụt cân nhanh do mất nước, ly giải mỡ, dị hoá đạm mặc dù ăn nhiều, ngon miệng.
Tăng đường huyết củng gây rối loạn dẫn truyền thần kinh gây dị cảm
Tiểu nhiều và tăng áp lực thẩm thấu làm bệnh nhân khát và uống nhiều nước, nếu mất nước nặng có thể gây tụt huyết áp, chóng mặt.
Yếu mệt thường xảy ra do mất nước, mất kali, dị hoá đạm.
Bệnh sẽ nặng lên nhanh chóng khi có stress cấp tính.
Trong giai đoạn đầu nếu thiếu insulin không trầm trọng, bệnh nhân uống đủ nước các triệu chứng trên thường không nặng.
4- Đái tháo đường type 2 ( Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin )
Đái tháo đường type 2 là một bệnh lý mãn tính với tần suất cao, khoảng 90 – 95 % bệnh nhân đái tháo đường ở Mỹ là đái tháo đường type 2, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 40 tuổi.
Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là rối loạn tiết Insulin của tuyến tuỵ và đề kháng Insulin của mô đích.
Bệnh thường tiến triển trong một giai đoạn dài tiềm ẩn, phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán tình cờ do thử máu thường qui khi  khám sức khoẻ, khám bệnh khác, khi mổ hoặc do biến chứng muộn , biến chứng cấp của đái tháo đường. Bệnh có thể có nhiễm trùng da kéo dài, nử giới có thể có ngứa âm hộ do nhiễm nấm candida, nam giới có thể bị bất lực.
Một số yếu tố nguy cơ như béo phì trung tâm, có tiền căn gia đình bị đái tháo đường type 2, phụ nử sinh con to trên 4 kg, tiền căn thai đa ối ...
Bệnh nhân thường có các triệu chứng của tăng đường huyết như tiểu nhiều, uống nước nhiều, mờ mắt, dị cảm, cân nặng thường giảm nhưng không nhiều và nhanh như đái tháo đường type 1, nhiễm ceton acid thuờng không xảy ra trừ khi có stress như nhiễm trùng ...
.

Type 1
Type 2
Thể trạng
Khởi phát
Tuổi
Tế bào bêta
Plasmainsulin/C Peptid  Kháng thể (IAA,GADA,IA-2A)
Ceton máu
Điều trị bằn Sulfamid hạ đường máu
Điều trị bằng Insulin
Gầy
Thường nhanh
Thường 15 – 25 tuổi
Giảm < 10 %
Thấp hoặc không có
 (+)

Tăng cao
Không hiệu quả

Đáp ứng tốt
Trung bình hoặc béo phì
Chậm
Thường > 40 tuổi
Giảm nhẹ
Thường tăng cao lúc đầu
(-)

Thấp hoặc (-)
 Tốt

Khi có giảm tiết insulin

5- Cận lâm sàng
1.5-Đường huyết: Trị số bình thường trong máu toàn phần là 60 - 110 mg % (3.3 - 6.1 mmol /l), đường huyết tương cao hơn khoảng 10 - 15 %  thường là 70 - 120 mg % (3.9 - 6.7 mmol/l).
2.5- Ceton huyết thanh và nước tiểu
Thể ceton bao gồm acid b hydroxybutyric, acid aceto-acetic và aceton. Có thể dùng viên acetest để đo ceton trong huyết thanh và nước tiểu. Nếu viên thuốc đổi từ màu trắng sang màu hoa cà là dương tính. Viên acetest hay giấy thử Ketostix hay Keto-diastix dùng phản ứng nitroprussid chỉ phát hiện aceto-acetat, aceton  bay hơi dó đó phản ứng tìm thể ceton chỉ có giá trị bán địng lượng.
3.5- Huyết sắc tố kết hợp với glucose
Huyết sắc tố kết hợp với glucose do phản ứng ketoamin giửa glucose và nhóm amin của hai chuổi bêta của phân tử huyết sắc tố . Cả 3 loại HbA1a , HbA1b, HbA1c gộp thành HbA1. HbA1c  chiếm 4  - 6, 5 tổng số huyết sắc tố và khoảng 70% HbA1, thường tăng trong trường hợp tăng đường huyết mãn tính. Phản ứng glycosylat hoá không đảo ngược được và huyết sắc tố glycosylat hoá tồn tại theo đời sống hồng cầu (trung bình 120 ngày)
HbA1c khoảng 5 - 6,5 % trên bệnh nhân đái tháo đường cho biết bệnh nhân được kiểm soát đường máu tốt trong thời gian 2 - 3 tháng trước đó. Nếu bệnh nhân tăng đường huyết được điều trị tích cực, đường huyết ổn định nhanh thì HbA1c chỉ giảm sớm nhất sau 4 tuần. Ngày nay HbA1c được xem là tiêu chí tốt giúp đánh giá sự ổn định đường máu trên bệnh nhân đái tháo đường. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo HbA1c là mất máu cấp hoặc mãn tính, tán huyết, suy thận mãn, một số bệnh về huyết sắc tố.
4.5- Albumin và protein glycosylat trong huyết thanh
Albumin và các protein trong huyết thanh củng có gốc amin có thể bị glycosylat hoá. Vì thời gian bán huỷ của protein ngắn nên protein glucosylat phản ánh mức đường huyết trong thời gian ngắn hơn ( 7 - 14 ngày), tuy nhiên kết quả củng bị ảnh hưởng bởi nồng độ albumin huyết thanh.
5.5- Insulin và peptit C trong huyết thanh 
 Insulin và peptit C thường được đo bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ hoặc miễn dịch men, thường chỉ dùng cho nghiên cứu hoặc trong một số trường hợp khó. Peptit C là chuổi polypeptit nối hai chuổi A và B trong phân tử  insulin  được tiết ra đồng thời với insulin và thải qua thận gần như không chuyển hoá, do đó peptit C là dấu hiệu chỉ điểm Insulin nội sinh. Peptit C thường được tiết ra tối đa 60 - 90 phút sau bửa ăn chuẩn hoặc 6 phút khi tiêm tĩnh mạch glucagon. Đo peptit C giúp đánh giá chức năng tế bào bêta.
6.5- Lipid máu và lipoprotein
Bệnh nhân đái tháo đường thường có rối loạn chyển hoá lipid nên cần định lượng cholesterol và lipoprotein trong máu. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 béo phì thường có tăng triglycerit và giảm HDL …  
7.5- Đường niệu
Khi đường máu vượt quá 160 -180 mg % vượt quá ngưỡng thận sẻ có đường xuất hiện trong nước tiểu, tuy nhiên một số trường hợp đuờng huyết bình thường nhưng đường niệu vẩn (+) do giảm ngưỡng thận.
Cách lấy nước tiểu: Cho bệnh nhân tiểu hết sau đó uống 250 ml nuớc thường, 30 phút sau lấy nước tiểu và thử bằng giấy nhúng.
8.5- Đạm niệu
Biến chứng thận thường gặp sau một thời gian bị bệnh và chất lượng điều trị. Các tổn thương mạch máu tại cầu thận do đái tháo đường có thể gây ra tiểu đạm.
Tiểu đạm vi thể là albumin trong nước tiểu từ 30 - 299 mg/ 24 giờ hoặc 20 - 200 mg / L. Xét nghiệm này rất quan trọng đề theo dỏi diển tiến bệnh
Giấy thử Micraltest và Microbumintest  có thể phát hiện albumin niệu vi thể.
Protein niệu xảy ra khi bệnh nhân tiểu > 0.5 g / 24 giờ, đây là dấu hiệu tiên lượng xấu.
9.5- Nghiệm pháp dung nạp glucose
Trong một số trường hợp nghi ngờ, nghiệm pháp dung nạp glucose giúp làm rỏ chẩn đoán. Để kết quả tốt cần tôn trọng các điều kiện sau:
- Cho bệnh nhân dùng khẩu phần giàu hydratcarbon (150 – 200 g / ngày)  trước khi thực hiện nghiệm pháp.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả như thuốc corticoid, thiazid, chẹn bêta, ngừa thai … hoặc bệnh nhân bị nhiễm trùng, suy dinh dưởng …
- Không vận động quá sức khi thực hiện nghiệm pháp.
- Đo đường máu huyết tương bằng các phương pháp thường dùng của phòng xét nghiệm.
Thực hiện:
Sau 1 đêm nhịn đói, cho bệnh nhân uống 75 g glucose pha trong 250 - 300 ml nước uống trong 3 - 5 phút, trẻ em cho uống 1,75 g glucose / kg trọng lượng lý tưởng. Lấy máu thử đường phút 30 , 60 , 90 , 120.
Kết quả :
- Bình thường: glycemie đói < 115 mg % (6.4 mmol/L), 2 giờ sau khi thực hiện nghiệm pháp < 140 mg% (7.8 mmol/L) và không có mẩu nào các giờ trước lớn hơn 200mg% (>11.1 mmol /L).
Chẩn đoán đái tháo đường khi đường máu sau 2 giờ ³ 200mg/dl (³ 11.1 mmol/L) và một trong các chỉ số các giờ trước > 200 mg %.
Chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose khi đường máu sau 2 giờ ³140mg% và <200mg %.
6- Tiêu chí chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường do Tổ chức y tế thế giới đưa ra năm 1999 gồm:

1)     Một mẩu đuờng huyết bất kỳ ³ 200 mg% kết hợp  với các triệu chứng tăng đường huyết.
2)     Đường huyết tương lúc đói ³ 126 mg/dl (sau 8 giờ không ăn)
3)     Đường huyết tương sau nghiệm pháp dung nạp glucose theo đường uống ³ 200 mg/dl .
Rối loạn đường máu đói khi đường huyết tương lúc đói ³ 110 mg và < 126 mg%.
Rối loạn dung nạp glucose khi đường huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ³ 140 mg% và < 200 mg%.
Tháng 6 .2009 Ủy ban chuyên gia quố tế đưa ra khuyến cáo về chẩn đoán đái tháo đường
            - Chẩn đoán đái tháo đường khi HbA1c ≥ 6.5%. Chẩn đoán phải được xác định bằng cách đo lập lại HbA1c. Không cần đo lại HbA1c khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng tăng đường huyết và đường plasma > 200mg/dl ( >11.1 mmol/l ).
            - Nếu không đo được HbA1c có thể chấp nhận khuyến cáo sử dụng đường huyết để chẩn đoán.
Tiền đái tháo đường :
-         Nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường
o       Rối loạn đường huyết đói : Glucose huyết tương sau 8 giờ nhịn đói 100 – 125mg/dl ( 5.6 – 6.9 mmol/l )
o       Rối loạn dung nạp glucose : Glucose huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose theo đường uống 140 – 199 mg/dl ( 7.8 – 11.0 mmol/l )
o       HbA1c : 5.7 – 6.4%

7-Tầm soát đái tháo đường
Đái tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ lớn, các triệu chứng thường âm ỷ, chẩn đoán thường muộn và có biến chứng khi chẩn đoán. Do đó chẩn đoán sớm giúp hạn chế biến chứng. Việc tầm soát đái tháo đường nên thực hiện trên các đối tượng sau:
- Mọi đối tượng ³ 45 tuổi, nếu tầm soát (-), thử lại đường huyết sau 3 năm
- Các đối tượng sau cần thử đường huyết gần hơn:
+ Mập, cân nặng > 120 % cân nặng lý tưởng.
+ Có người trực hệ trong gia đình bị đái tháo đường.
+ Là thành viên các sắc dân có nguy cơ cao như da đen, châu á, da đỏ
+ Sanh con to 4 – 4.5 kg hay được chẩn đoán đái tháo đường trong thai kỳ.
+ Tăng huyết áp.
+ Tiền sử bệnh mạch máu.
+ Rối loạn lipid máu (HDL – c < 35 mg %  hoặc < 0.9 mmol/l) và hoặc triglycerit ³ 250mg% hoặc ³ 2.82 mmol/l).
+ Đã được chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose.
8- Đái tháo đường trong thai kỳ
Đái tháo đường trong thai kỳ chiếm 3-5.5% các trường hợp thai nghén là tình trang rối loạn dung nạp glucose được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ kể cả bệnh nhân có thể bị đái tháo đường trước khi có thai nhưng chưa được chẩn đoán. Sáu tuần sau sanh bệnh nhân sẻ được đánh giá lại để xếp nhóm bệnh, đa số các trường hợp thai phụ sẻ trở lại bình thường sau sanh  một số có rối loạn dung nạp glucose trong lần sanh sau  30 – 50 % sau này sẽ tiến triển thành đái tháo đường thực sự chủ yếu là type 2.

             

Nghiệm pháp tầm soát được thực hiện tuần 24 - 28 bằng cách cho uống
 50 g glucose không cần nhịn đói trước, thử đường huyết tương sau 1 giờ nếu kết quả ³ 140 mg % sẻ làm tiếp nghiệm pháp với 100mg glucose, đo đường huyết tương lúc đói , 1, 2, 3 giờ sau.

10- Biến chứng mãn tính của đái tháo đường

Biến chứng do đái tháo đuờng gây ra chủ yếu là biến chứng mạch máu lớn như biến chứng mạch vành tim, mạch máu ngoại biên và các biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh lý thần kinh.
1.10- Bệnh mạch máu nhỏ do đái tháo đường

Sinh lý bệnh

Bệnh mạch máu nhỏ có liên quan chủ yếu đến tình trạng tăng đường huyết mãn tính thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường bất kể type hay nguyên nhân.
Tăng đường huyết mãn tính gây ra các tổn thương thành mạch máu nhỏ đặc trưng bởi sự dầy màng đáy, tăng tính thấm mao mạch (xuất tiết) và mao mạch dể vở (xuất huyết).
1.1.10- Bệnh võng mạc đái tháo đường
Bệnh võng mạc đái tháo đường xuất hiện trên gần 80% bệnh nhân đái tháo đường sau 15 năm mắc bệnh, là nguyên nhân  hàng đầu gây mù loà  và được báo cáo chiếm 40 % đái tháo đường type 2. Điều đặc biệt lo ngại là bệnh có thể đã hình thành ở nhiều bệnh nhân trong thời điểm được chẩn đoán đái tháo đường.
Các tổn thương giải phẩu thường không đi song hành với tổn thương thị lực.
Các yếu tố làm trầm trọng thêm: Tăng huyết áp, có thai.
Có hai thể chính của bệnh võng mạc đái tháo đường là: không tăng sinh và tăng sinh.
1.1.1.10- Bệnh võng mạc không tăng sinh
Là giai đoạn sớm của biểu hiện ở võng mạc do đái tháo đường đặc trưng là phình vi mạch, chấm xuất huyết, xuất tiết và phù võng mạc. Nếu tổn thương đến điểm vàng thì thị lực có thể giảm nặng.
2.1.1.10. Bệnh võng mạc tăng sinh
Do sự phát triển của mạch máu và mô xơ tại võng mạc và trong phòng kính do sự tắc các mạch máu nhỏ gây thiếu oxy tại võng mạc kích thích sự phát triển các mạch máu mớùi lúc đầu trong võng mạc, sau đó trước võng mạc và cuối cùng trong thể kính. Bệnh  gặp  ở bệnh nhân đái tháo đuờng type 1 nhiều hơn và thường  xuất hiện sau 7-10 năm mắc bệnh. Có thể gây giảm thị lực  hoặc mù đột ngột do xuất huyết trong phòng kinh hoặc bong võng mạc.
2.1.10- Bệnh thận do đái tháo đường
Bệnh thân do đái tháo đường: là bệnh lý vi mạch của thận đặc trưng bởi sự dày lên của màng đáy của mao mạch cầu thận, lắng đọng các glycoprotein ở trung mạc.
Thoái hoá trong các động mạch cầu thận và xơ hoá cầu thận do thiếu máu cục bộ diễn tiến từ từ gây nên giảm áp lực lọc cầu thận.
Các lắng động ở trung mô có thể ở dạng nốt hoặc lan toả.
Bệnh diễn tiến lâm sàng lâu không có triệu chứng, biểu hiện sớm của bệnh thận do đái tháo đường là tiểu đạm vi thể .Biến chứng thận do đái tháo đường sẻ tiến triển dần đến tiểu đạm đại thể và chức năng thận suy giảm dần.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến triển bệnh thận do đái tháo đường
            - Tăng đường huyết                 - Tăng huyết áp
            - Yếu tố gia đình                      - Hút thuốc lá
- Nhiễm trùng tiểu                   - Thuốc độc cho thận
- Chế độ ăn giàu protid
Hoại tử gai thận: là loại viêm thân - bể thận ít gặp chủ yếu xảy ra cho bệnh nhân đái tháo đường. Triệu chứng lâm sàng gồm sốt, đau mạng sườn, đái mủ, trong nước tiểu thấy có các gai thận bị bong ra.                
3.1- Biến chứng thần kinh
Bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh tự chủ là các biến chứng thường gặp của đái tháo đường.
1.3.1 Bệnh thần kinh cảm giác
Bệnh nhân có rối loạn hoặc mất cảm giác như dị cảm, tê, đau thường tăng lên về đêm. Sự mất cảm giác thường đối xứng có thể ở cả tay và chân.
Do giảm cảm giác nên bệnh nhân đái tháo đường thường giảm hoặc không còn  cảm nhận các chấn thương ở chi trên và chi dưới.
2.3.1- Bệnh thần kinh vận động
Ít gặp hơn biểu hiện bằng sự liệt đột ngột thần kinh sọ nảo, hoặc hoặc một dây thần kinh chi phối một vùng của cơ thể.
Tiên lượng thường tốt hơn.
3.3.1- Bệnh thần kinh tự chủ
Thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường lâu ngày, đây là một vấn đề lớn của lâm sàng.
Nhiều chức năng của nội tạng bị rối loạn
Các biểu hiện thường gặp                     
    + Tim nhanh lúc nghỉ                           + Tụt huyết áp tư thế                                + Mất dần sự toát mồ hôi                  + Đầy bụng sau ăn, buồn nôn, nôn do mất trương lực dạ dày, hội chứng trào ngược, nuốt khó
Táo bón, tiêu chảy, phân tự chảy (rối loạn cơ thắt hậu môn).
+ Bất lực nam, tiểu không tự chủ, ứ động nước tiểu dư, xuất tinh ngược dòng.
2- Bệnh lý mạch máu lớn do đái tháo đường
- Xơ vửa mạch máu lón thường xuất hiện sớm hơn, thuờng gặp hơn, trầm trọng hơn và thường lan toả đến phần xa (chi) ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Tình trạng tăng đường huyết có thể làm trầm trọng thêm biến chứng mạch máu lớn.
- Các yếu tố thúc đẩy hay làm nặng thêm tình trạng xơ vửa động mạch trên bênh nhân đái tháo đường.
            + Tình trạng kháng Insulin          + Rối loạn lipid máu
            + Tăng huyết áp                           + Béo phì dạng nam
            + Hút thuốc lá                              + Tăng kết dính và ngưng tập           
                                                                   tiểu cầu
            + Tăng độ nhớt máu                    + Giảm phân giải fibrine
1.2- Bệnh mạch vành
Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ tử vong do do bệnh tim mạch cao gấp 2 - 3 lần (với nam giới) và gấp 3- 5 lần (với nử giới) so sánh với nhóm bệnh nhân tương ứng không bị đái tháo đường.
Người có đái tháo đường và tăng huyếp áp có nguy cơ biến chứng tim mạch cao gấp 4 lần.
Các biểu hiện lâm sàng cơn đau thắt ngực khi gắng sức hoặc thiếu máu cơ tim yên lặng chỉ có thay đổi trên ECG.
Nhồi máu cơ tim có thể có triệu chứng lâm sàng điển hình hoặc chỉ có triệu chứng khó thở kèm theo thay đổi ECG và men tim.
2.2- Bệnh mạch máu ngoại biên
Bệnh mạch máu ngoại biên thường ở động mạch chi duới có thể gây ra loét chân, hoại thư chân, và một số trường hợp phải cắt cụt chi.
Triệu chứng:
- Đi cách hồi                                  - Teo cơ
- Chân lạnh, tím ở phần dưới         - Hoại thư các ngón chi
Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng ở bàn chân nên được hướng dẩn cách chăm sóc bàn chân, tránh chấn thương hoặc nhiễm trùng cũng như
cách chăm sóc vết thương.
3- Biến chứng da
Bệnh nhân đái tháo đuờng lâu ngày thường có các chấm sẩm màu
U vàng thường gặp ở bệnh nhân không kiểm soát đường tốt và thường có tăng triglycerit máu.
4- Nhiễm trùng
Bệnh nhân đái tháo đương dể bị nhiễm hơn người không bị đái tháo đườngdo suy giảm miễn dịch. Tình trạng nhiễm trùng dễ dẫn đến nguy cơ tăng đường huyết nặng do mất bù Insulin. Các nhiễm khuẩn thường gặp là:
            - Nhiễm trùng da như viêm quần, nhọt da.
            - Nhiễm trùng phế quản, phổi.
            - Nhiễm trùng niệu (có thể thể tiềm ẩn).
            - Nhiễm nấm candida âm đạo, thực quản.
            - Nhiễm lao thường là lao phổi.                   

Tài liệu tham khảo
1- Nội tiết học đại cương  Mai Thế Trạch - Nguyễn Thy Khuê 2007
2- Basic & clinical Endocrinology  F.S . Greenspan  & P.H. Forsham 2007
3- Manual of Endocrinology and Metabolism 4th Edition
4- Principles of internal Medicin  (Harrison' s) 17th Edition




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét